Phân chuồng ngày càng được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình cho việc trồng trọt. Bởi nó chứa nhiều dưỡng chất, giúp cây phát triển tốt. Hơn nữa việc sử dụng phân chuồng trong trồng trọt còn giúp cải thiện tài nguyên đất. Việc sử dụng phân chuồng còn giúp đất bổ sung các vi sinh vật, nguồn hữu cơ giúp đất không bị suy thoái trong quá trình canh tác lâu dài
Tuy nhiên, phân chuồng trước khi sử dụng phải được ủ hoai nếu không sẽ có tác dụng ngược lại. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều ấu trùng, nhiều bào tử ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn. Hơn nữa còn có nhiều tuyến trùng gây bệnh.

Tại sao không nên bón phân chuồng tươi cho cây trồng?
Hiện nay, việc bón phân chuồng tươi cho cây rất hạn chế và không nên bón trực tiếp cho cây trồng. Bởi vì trong phân chuồng không chỉ có các dinh dưỡng phù hợp cho cây. Nó còn chứa các loại nấm, vi sinh vật có trong thức ăn của gà, bò, heo hằng ngày.
Các loại nấm, vi sinh vật này khi được bón cho cây thì chúng sẽ tấn công vào rễ cây. Khiến cây bị yếu dần và mắc các bệnh về rễ, nặng hơn có thể khiến chết cây.
Chính vì thế, để mang lại hiệu quả, bà con cần phải biến phân chuồng tươi thành phân chuồng hữu cơ hoai mục.
Xử lý phân chuồng là quá trình làm sạch và phân hủy phân gia súc (như phân bò, lợn, gà,…) để biến chúng thành phân bón hữu cơ hoặc các sản phẩm khác có giá trị cho nông nghiệp. Quá trình này giúp loại bỏ các chất gây hại và mầm bệnh, đồng thời làm cho phân chuồng dễ sử dụng hơn và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Các bước cơ bản trong xử lý phân chuồng gồm:
- Thu thập và phân loại:
- Thu thập phân chuồng từ các khu vực nuôi gia súc.
- Loại bỏ các tạp chất bao bì nylon… và các vật liệu không phân hủy.
- Ủ phân:
- Xếp lớp phân chuồng xen kẽ với các nguyên liệu giàu carbon như rơm rạ, mùn cưa, hoặc lá cây.
- Tưới nước để duy trì độ ẩm thích hợp (khoảng 50-60%).
- Đảo trộn đống phân định kỳ (khoảng 1-2 tuần một lần) để cung cấp oxy cho vi sinh vật và giúp quá trình phân hủy diễn ra đồng đều.
- Theo dõi nhiệt độ đống phân, nhiệt độ lý tưởng cho quá trình phân hủy là từ 50-60°C.
- Xử lý bằng vi sinh vật:
- Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật hoặc enzyme để tăng cường quá trình phân hủy và giảm mùi hôi.
- Các vi sinh vật này giúp phân hủy nhanh chóng các chất hữu cơ trong phân chuồng, tiêu diệt các mầm bệnh và tạo ra phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng.
- Hoàn thiện và sử dụng:
- Sau khoảng 2-3 tháng, phân chuồng đã qua xử lý sẽ trở thành phân hữu cơ màu nâu đen, tơi xốp, và không còn mùi hôi.
- Phân hữu cơ này có thể sử dụng trực tiếp cho cây trồng hoặc tiếp tục được chế biến thành các sản phẩm phân bón khác như phân trộn hoặc phân vi sinh.
Xử lý phân chuồng đúng cách không chỉ giúp tái sử dụng nguồn phân bón tự nhiên một cách hiệu quả, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và tăng cường sức khỏe cây trồng.
Hướng dẫn ủ phân chuồng bằng chế phẩm sinh học EM-GREEN 01
Để ủ phân chuồng bằng vi sinh, bà con cần chuẩn bị một số vật dụng như tấm bạt phủ, phân chuồng tươi ( gà, bò, lợn…), nước, chế phẩm EM-GREEN 01 và mật rỉ đường.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Trộn 5 lít chế phẩm EM-GREEN 01 với 100 lít nước và 10 lít mật rỉ đường.
- Bước 2: Tưới hỗn hợp trên vào 5-10 khối phân chuồng và trộn đều.
- Bước 3: Đậy bạt kín và để phân gà ủ trong vòng 2-3 tháng hoặc cho đến khi phân chuồng được phân hủy hoàn toàn.
- Bước 4: Sau khi ủ xong, phân chuồng hữu cơ có thể sử dụng để bón cho cây trồng hoặc làm phân trồng rau, cây cảnh.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bà con nên lưu ý đến tỷ lệ phân chuồng và nước khi trộn với phân chuồng tươi, nên sử dụng mật rỉ đường và chế phẩm EM-GREEN 01 theo hướng dẫn sử dụng để đảm bảo hiệu quả ủ phân chuồng hữu cơ tốt nhất.
Tham khảo thêm về sản phẩm EM-GREEN 01 tại đây
Bài viết mang tính chất tham khảo
Công ty TNHH Thạch Trường An Gia Lai
- Địa chỉ: Thôn Thái Hà, Chư Pơng, Chư Sê, Gia Lai
- Hotline: 0985 34 72 82
- Email: thachtruongangialai@gmail.com
- Website: thachtruongangialai.com.vn