NÔNG DÂN VỚI NỖI LO CHANH DÂY BỊ PHÌNH THÂN

Thời gian qua, nông dân canh tác chanh dây đã chịu nhiều thiệt hại nặng nề do chanh dây bị phình thân, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái chanh dây. Hôm nay, hãy cùng Trường An tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như đề xuất một vài biện pháp giúp bà con hạn chế tác động của bệnh phình thân chanh dây.

1.Nguyên nhân gây phình thân chanh dây

Phình thân chanh dây là bệnh lý do nấm Gibberella fujikuroi và Fusarium sp. tấn công gây bệnh. Theo một số nghiên cứu, tình trạng sử dụng quá nhiều phân đạm trong quá trình canh tác, kết hợp với bị nấm tấn công cũng là nguyên nhân dẫn đến chanh dây bị phình thân.

Vào mùa mưa, nhiệt độ và độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, lây lan nhanh hơn.

2.Biểu hiện của bệnh phình thân trên cây chanh dây

Đúng như tên gọi, bệnh phình thân chanh dây, hay bà con thường gọi vui là “chanh dây có chửa” có những biểu hiện rất dễ nhận biết như:

  • Trên thân chanh dây xuất hiện những đoạn phình to bất thường. Dùng dao tách phần thân bị phình sẽ thấy màu nâu đặc trưng (dấu hiệu khi bị nấm Fusarium tấn công). Khi bị phình thân, mạch dẫn bị cắt đứt, rối loạn nên cây kém phát triển, khó đậu hoa, đậu quả, năng suất thấp. Sau một thời gian bị bệnh cây sẽ bị chết.
  • Bệnh có khả năng lây lan từ cây bệnh sang cây khỏe, nhất là trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ cao, lây lan qua dùng chung dụng cụ như kéo, cuốc….Khi cây bị tuyến trùng cũng là điều kiện để nấm Fusarium tấn công và gây bệnh.
  • Bệnh có thể xuất hiện sớm khi chanh dây vừa leo tới giàn, hoặc muộn hơn khi chanh đã cho thu 1-2 lứa.

Chanh dây bị phình thân – Ảnh : sưu tầm

3.Quản lý bệnh phình thân trên cây chanh dây

Để phòng bệnh phình thân trên cây chanh dây, bà con có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Nên trồng chanh dây ở đất mới, chưa trồng chanh dây trước đó. Nếu tận dụng lại đất cũ nên xử lý đất kĩ trước khi trồng, nên xử lý đất bằng vôi, bón lót bằng phân chuồng hoai mục, sử dụng thêm nấm đối kháng Tricodesma để hạn chế sự phát triển của nấm Fusarium;
  • Hố trồng chanh dây phải đảm bảo thoát nước tốt, không bị ngập úng, vì khi chanh dây bị úng nước (nhất là trong mùa mưa) chanh rất dễ bị lở cổ rễ và chết;
  • Khi phát hiện cây chanh bị phình thân nên nhổ bỏ, dọn sạch tàn dư tránh để lây lan sang cây khỏe mạnh;
  • Thường xuyên kiểm tra vườn phát hiện và xử lý kịp thời, phun phòng nấm định kì;
  • Nên bón phân cân đối trong quá trình canh tác nhằm tăng sức đề kháng cho cây, hạn chế việc lạm dụng phân đạm;
  • Chọn giống chanh dây sạch bệnh, nên chọn mua giống từ những đơn vị cung cấp uy tín, chất lượng. Bà con có thể tham khảo giống chanh dây do CÔNG TY TNHH THẠCH TRƯỜNG AN GIA LAI phân phối tại đây

Khi phát hiện bệnh mới chớm, phun luân phiên thuốc có hoạt chất như Copper Oxuchloride (COC 85WP), Hexaconazole (Anvil), Fosetyl Aluminium (Aliette 80WP), Tebuconazole (Folicur 430SC), Propiconazole + Tebuconazole (Dithamegold), Amistartop…..

Thường xuyên kiểm tra vườn sau khi phun để đảm bảo dùng thuốc có hiệu quả.

>>> Lưu ý: Nên tiến hành phun khi bệnh chớm xuất hiện, phun khi sáng sớm hoặc chiều mát trong thời tiết không có gió. Phun liều lượng thuốc theo hướng dẫn sử dụng.

P/s: Bài viết mang tính chất tham khảo

Công ty TNHH Thạch Trường An Gia Lai

  • Địa chỉ: Thôn Thái Hà, Chư Pơng, Chư Sê, Gia Lai
  • Hotline: 0985 34 72 82
  • Email: thachtruongangialai@gmail.com
  • Website: thachtruongangialai.com.vn

NÔNG DÂN VỚI NỖI LO CHANH DÂY BỊ PHÌNH THÂNBài liên quan

Hỗ trợ trực tuyến